Các vùng trà di sản tại Việt Nam

Các vùng trà cổ thụ nổi tiếng nhất ở Việt Nam nằm ở các vùng núi Tây Bắc và Đông Bắc đây là nơi có khí hậu se lạnh trên các dãy núi hùng vĩ, cũng là nơi mà người nông dân chăm sóc và thu hái những cây chè cổ thụ với phương pháp truyền thống của họ.

Ở Việt Nam có rất nhiều vùng trồng trà cổ thụ nổi tiếng với tuổi đời gần cả một thể kỷ. Với sự bảo vệ, chăm sóc của những con người nơi núi rừng Tây Bắc, tấm lòng yêu quý với những cây chè vẫn còn tồn tại qua từng thế hệ đã tạo nên tinh hoa hội tụ đất trời là những lá trà tươi nguyên chất với những vị thanh, hương thơm ngọt dịu làm cho những chén trà có thêm thật nhiều ý nghĩa.

Và để trả lời câu hỏi trà Shan Tuyết vùng nào ngon nhất, Shan Dao xin giới thiệu 5 vùng trồng, tập trung trà cổ thụ nổi tiếng và lâu đời ở Việt Nam hiện tại.

 

  1. Trà Shan Tuyết Hà Giang 

Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới ở cực bắc của Tổ quốc, có vị trí chiến lược quan trọng.

Với địa hình chủ yếu là đồi núi nên khí hậu mát mẻ cùng với sự ưu ái của thiên nhiên đã ban cho vùng đất Hà Giang rất tài nguyên để có thể phát triển kinh tế.

Vùng trà Shan tuyết cổ thụ Hà Giang nằm ở những vùng núi cao trên 1000 so với mực nước biển, bao quanh bởi những dãy núi hùng vĩ, mây mù bao phủ. Hoàng Su Phì, Tây Côn Lĩnh,… là những vùng núi tập hợp nhiều cây chè Shan tuyết nhất tại đây.

Cây chè Shan tuyết ở Hà Giang với lá chè to, dài có đường kính 20-80 cm nằm trải dài trên dãy Tây Côn Lĩnh với tuổi đời từ 200-700 tuổi, thậm chí đã có cây gần ngàn năm tuổi sinh sống tự nhiên ở các đỉnh núi cao, nhiệt độ thấp. Những cây chè tại Hà Giang lấy dinh dưỡng từ nguồn nước trong suối nhiều khoáng chất tích tụ, thấm sương sớm, mây mù bao phủ quan năm, hương gió ngàn, chắt lọc tinh túy của đất trời lắng đọng tạo nên những búp chè to, trắng như tuyết.

Màu nước xanh ngà, khi thưởng thức có vị đượm, ngọt hậu dù đã trải qua nhiều lần pha.

Một năm thường những người nông dân thu hoạch thu hoạch chè 3-4 lần trên một năm. Cho ra sản phẩm trà Shan tuyết cổ thụ Hà Giang với mùi thơm đặc trưng mang âm hưởng núi rừng. Không chỉ nằm ở hương thơm hay mùi vị, nước trà cũng là một chất xúc tác để tạo nên cảm xúc cho câu chuyện, có thể ngâm thơ, hoặc cùng nhau hàn huyên tâm sự với gia đình hay những người bạn lâu năm.

Các vùng trà Shan Tuyết ngon ở Hà Giang có thể kể đến như Hoàng Su Phì, Tây Côn Lĩnh, Phìn Hồ, Cao Bồ,…

2. Trà Shan Tuyết Yên Bái 

Yên Bái là một thành phố nằm bên sông Hồng, cách Hà Nội khoảng 154km về phía Tây Bắc. Địa hình với những dãy núi cao tạo nên như Hoàng Liên Sơn, dãy núi cổ Con Voi,…

Do địa hình là các dãy núi cao, đi kèm với không khí se lạnh ở trên các đỉnh núi nên nơi đây có những quần thể cây chè rất lớn với quy mô lên tới 400 cây và có tuổi thọ lên tới hàng trăm năm tuổi.

Năm 2016, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận cây chè Shan tuyết cổ thụ Suối Giàng là cây di sản Việt Nam.

Với khí hậu lạnh lẽo trên dãy núi Hoàng Liên Sơn, những là chè Shan tuyết có búp to, màu trắng xám, có một lớp bọc phấn do những hạt tuyết đọng lại.

Những cây chè với tuổi đời lâu năm, có những cây cao hàng chục mét, tán lá xòe rộng. Mỗi lần thu hoạch người nông dân phải chèo lên trên cao và hái từng lá trà.

Không chỉ trà Shan tuyết nơi đây đặc biệt do vị trí ở trên núi cao, tuổi đời lâu năm mà nó còn đến từ sự cần mẫn, tỉ mỉ của người nông dân khi thu hoạch và sơ chế vì toàn bộ quy trình hái chè và sơ chế đều được làm một cách hoàn toàn thủ công theo phương pháp truyền thống của người Mông.

Khi thưởng thức trà Shan tuyết Yên Bái ta gần như cảm nhận được hết quá trình hình thành nên chén trà Shan tuyết này. Nó còn là một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc được gìn giữ qua hàng trăm năm.

Nhờ những bàn tay chăm sóc chứa đựng nhiều tình cảm của người dân nơi đây, trà Shan tuyết cổ thụ ở đây có hương vị đậm đà, dư vị ngọt và tan lâu trong hậu vị mỗi khi thưởng thức.

Màu sắc khi dùng nước nguồn chảy từ trên đỉnh núi pha trà thì có hương vị đậm đà, màu sắc tươi hơn.

Một số vùng trà nổi tiếng tại Yên Bái như Suối Giang, Sùng Đô, Suối Quyền,…

3. Trà Shan Tuyết Sơn La 

Sơn La là một tỉnh miền núi nằm ở vùng Tây Bắc Bộ, Việt Nam. Đây là nơi có khí hậu cận nhiệt đới ẩm với nhiệt độ trung bình khoảng 20°C, khí hậu mát mẻ. Là một điều kiện khí hậu lí tưởng cho cây chè Shan tuyết phát triển.

Nổi bật nhất là vùng chè Tà Xùa là một địa phận thuộc huyện Bắc Yên – tỉnh Sơn La. Nằm ở độ cao trên 1500m so với mực nước biển, vùng đất Tà Xùa như một đứa trẻ được bao bọc bởi mây mù dày đặc và các ngọn núi cao hùng vĩ.

 

Chè cổ thụ ở Sơn La có 2 loại, một là búp vàng và hai là búp trắng. Theo người nông dân tại nơi đây thì loại búp trắng là loại ngon hơn. Sở dĩ có điều này là do ở tên gọi của “búp trắng” bởi có lớp tuyết phủ bám lên búp chè trắng xóa (Người dân hay còn gọi là Trà Shan tuyết cổ thụ).

Sau khi hái xong, người dân sẽ ngắt ở bên dưới cọng chứ không đụng tới búp chè và sẽ chế biến ngay khi thu hoạch xong bất kể ngày đêm.

Đặc trưng của lá chè nơi đây là vẻ ngoài xốp, sợi to và thô hơn những lá chè ở những nơi khác. Tuy nhiên khi pha ra thì nước có màu vàng óng ánh với mùi thơm rất lạ, tạo nên cảm giác dễ chịu, thoải mái cho người uống.

Vị trà cổ thụ sẽ hơi đượm, chát nhẹ và có hậu ngọt thanh và đặc biệt hơn là vị trà không bị mất đi mặc dù đã pha tới 7 lần nước. Màu vàng sáng như mật ong của nước trà.

Các vùng trà Shan Tuyết ngon có thể kể đến ở nơi đây như: Tà Xùa, Mộc Châu, Phổng Lái,…

4. Vùng trà cổ thụ ở Lào Cai 

Là một tỉnh vùng cao biên giới thuộc Tây Bắc Bộ. Địa hình phức tạp vì bị phân chia rõ rệt bởi 2 dãy núi lớn là Hoàng Liên Sơn và dãy Con Voi.

Khí hậu nơi đây được phân hóa tùy theo không gian và thời gian, nhiệt độ trung bình chỉ khoảng 10°C và hầu hết trên toàn bộ tỉnh đều có sương vào mỗi buổi sáng sớm.

Vùng trà cổ thụ Tả Thàng với độ cao 1500m so với mực nước biển với diện tích khoảng 30ha. Nơi đây với đất đai màu mỡ, nhiều thổ nhưỡng giúp cây chè hấp thụ tốt những dưỡng chất và cũng là nơi tập hợp nhiều cây trà cổ thụ nhất tỉnh Lào Cai.

Những cây chè ở Lào Cai có cổ to, gốc và thân cây rêu mốc, cành lá xum xuê, có nhiều cây cao lên đến hàng chục mét thẳng đứng như thể muốn hững trọn những tinh chất quý từ đất trời.

Nhờ hợp với khí hậu mà cây chè tươi tốt quanh năm cùng với sự vun bón hay chăm sóc từ con người. Do vậy, những búp trà tươi ngon phủ một lớp lông tuyết trắng hoàn toàn có lợi cho sức khỏe con người.

Để cho ra những phẩm trà tuyệt vời nhất thì công đoạn thu hái và sản xuất cũng hết sức độc đáo. Khi trời còn đắm chìm trong giấc ngủ bình yên thì những người thợ trà nơi đây đã đeo gùi lên núi thu hái những búp chè tươi mập mạp. Bởi theo kinh nghiệm từ của những người đi trước để lại, đây là thời điểm mà búp chè hội tụ hương vị tinh túy nhất.

Khi pha trà Shan tuyết cổ thụ ở đây có thể thấy màu nước xanh vàng, hương vị đậm đà thơm mát và đậm vị ngọt hơn.

Một số vùng trà ngon tại Lào Cai như Tả Thàng, Bát Xát, Ngải Trồ,…

5. Vùng trà Shan Tuyết Điện Biên

Điện Biên là một tỉnh thuộc vùng Tây Bắc Bộ của nước ta, gắn liền với lễ hội Hoa Ban hay chiến dịch Điện Biên Phủ lừng lẫy.Với địa hình phức tạp, chủ yếu là đồi núi cao với độ cao trung bình từ 300m-1800m so với mực nước biển, Điện Biên có nguồn địa chất, thổ nhưỡng dồi dào. Khí hậu tại đây có mùa đông rất lạnh nhưng thường kéo dài ngắn hơn, nhiệt độ trung bình của năm là khoảng 20°C.

Vùng đất Tủa Chùa với độ cao khoảng 1200m so với mực nước biển, với diện tích rừng trà cổ thụ lên đến gần 30ha với 10000 cây chè đã 300 năm tuổi. Cây chè Shan tuyết ở đây có độ cao từ 8 – 15m, có những cây to thì 3 – 4 người ôm không xuể. Thân cây sần sùi, lá có màu xanh tươi và dài hơn so với các cây chè khác.

Cây chè Shan tuyết Tủa Chùa sinh trưởng và phát triển tự nhiên, không hề dùng bất kỳ sự chăm bón bởi chúng tự thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu nơi đây, đặc biệt là cây chè này tự sản sinh ra một loại kháng thể giúp chống lại sâu bệnh

Thời gian thu hoạch trà Tủa Chùa là vào tháng 3 đến hết tháng 10 âm lịch hàng năm, nhưng chất lượng nhất phải kể đến vụ xuân. Sau một mùa đông dài và khắc nghiệt, cây chè hấp thu các dưỡng chất tinh túy nhất nên phẩm trà vụ xuân mang đến hương thơm và vị ngon ấn tượng nhất.

Khi uống ta có thể cảm nhận được sự khác biệt của trà nơi đây bởi hương thơm của cỏ cây, màu nước vàng óng ánh, còn vị chè có sự đắng chát của âm hưởng núi rừng và vị ngọt lưu lại nơi đầu lưỡi khi uống xong.

Điện Biên nổi tiếng với các vùng trà tại Tủa Chùa, Tả Phìn.

 

Chúng ta có thể cảm nhận được trà không chỉ đơn thuần là một thức uống mỗi ngày. Đằng sau đó còn là một bề dày lịch sử hình thành, phát triển của cây chè. Là sự chăm sóc tỉ mỉ, truyền thống của người lao động nơi đây và còn là những giá trị văn hóa, nét đẹp dân tộc của Quốc gia và của người dân Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.